Bật mí rằm tháng Giêng là Tết gì? Cách chuẩn bị cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Cao Thanh Xuân
Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng, vậy rằm tháng Giêng là Tết gì? Chuẩn bị mâm cúng bài bản và kiêng kỵ một số việc làm để cầu an lành, may mắn cả năm.

1. Rằm tháng Giêng là Tết gì? 

Tết Nguyên Tiêu hay còn được biết đến với tên gọi Rằm tháng Giêng. Đây là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, bắt đầu từ đêm 14 đến ngày 15 tháng Giêng (Âm lịch).

2. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu dịch nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới, bởi “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Ngày này còn gọi là Tết Thượng Nguyên, vì đó sẽ có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy), Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười). Sau khi đã rõ Rằm tháng Giêng là Tết gì, cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này.

Trả lời câu hỏi rằm tháng Giêng là Tết gì thì chính là Tết Nguyên Tiêu
Trả lời câu hỏi rằm tháng Giêng là Tết gì thì chính là Tết Nguyên Tiêu

2.1. Nguồn gốc

Theo tư liệu xưa, Tết Nguyên Tiêu bắt đầu có từ thời Tây Hán (Trung Quốc). Vào mỗi dịp xuân về, cung nữ Nguyên Tiêu rất nhớ nhà nhưng vì ở trong cung nên nàng không thể về được.

Một viên sủng thần của Hán Vũ Đế là Đông Phương Sóc đã thương cảm trước tấm lòng nàng. Ông tung tin rằng Hỏa thần sẽ thiêu rụi thành Trường An khiến cho người dân lo sợ. Lúc này, ông hiến kế với nhà vua rằng phải ra ngoài cung lánh nạn vào ngày rằm tháng Giêng. Còn trong cung thì treo đèn lồng đỏ giả lửa nhằm đánh lừa Hỏa thần.

Kế sách trên đã được nhà vua chấp thuận. Từ đó trở đi, Tết Nguyên Tiêu dần được lan rộng và lưu truyền đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Hoa
Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Hoa

2.2. Ý nghĩa

Dân gian truyền tai nhau rằng “Cúng/ lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”, vì thế nhiều người thắc mắc Rằm tháng Giêng là Tết gì. Về bản chất, đây là ngày lễ quan trọng với người theo Phật giáo, là dịp họ cầu mong may mắn, phúc lộc và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Xem thêm: Ý Nghĩa Rằm Tháng Giêng: Ngày Rằm Lớn Nhất Năm Làm 3 Việc Này Cầu Được Ước Thấy.

3. Hoạt động, lễ hội tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam

Rằm tháng Giêng là một trong 4 dịp lễ lớn trong năm của người Việt. Vào ngày này, các Phật tử thường viếng chùa, lễ Phật cầu cho gia đạo bình an, phong điều vũ thuận.

Song song với đó là hoạt động thả đèn hoa đăng với những điều ước một năm mới bình an, hạnh phúc. Ở những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An thì Tết Nguyên Tiêu càng có nhiều hoạt động đặc biệt.

Lễ chùa cầu gia đạo bình an
Lễ chùa cầu gia đạo bình an

4. Rằm tháng Giêng là Tết gì tại các nước khác?

Bên cạnh câu hỏi rằm tháng Giêng là Tết gì tại Việt Nam, phong tục ngày này ở các quốc gia châu Á cũng là thắc mắc của nhiều người. Thực tế, Tết Nguyên Tiêu ở mỗi quốc gia sẽ có những phong tục, cách tổ chức của riêng mình.

  • Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Vào ngày này, người dân sẽ cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi, thi đoán hình trên lồng đèn, ngâm thơ và thả đèn lồng ước nguyện.

  • Đối với người Thái, Rằm tháng Giêng gọi là lễ hội Phật giáo Makha Bucha. Khi đó, mọi người sẽ tập trung tại ngôi chùa nổi tiếng Wat Phra Dhammakaya, Bangkok để tiến hành nghi lễ thắp sáng 100.000 đèn lồng.

  • Tết Nguyên Tiêu tại Nhật Bản gọi là lễ Koshogatsu. Người dân sẽ cầu nguyện với mong muốn có được vụ mùa bội thu. Thông thường, họ sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng lễ Koshogatsu.

  • Ở Hàn Quốc, rằm tháng Giêng được gọi là lễ Daeboreum, những trò chơi truyền thống Samulnori , leo núi để thấy mặt trăng mọc sẽ được tổ chức vào đêm trước đó.

Lễ hội rằm tháng Giêng tại Hàn Quốc
Lễ hội rằm tháng Giêng tại Hàn Quốc

5. Cách cúng rằm tháng Giêng

Mặc cho rằm tháng Giêng là Tết gì thì vào ngày 15 mỗi tháng, phong tục của người Việt vẫn có mâm cỗ cúng tổ tiên. Tùy vào điều kiện của mỗi nhà mà lễ cúng Tết Nguyên Tiêu sẽ có sự khác biệt.

Về cơ bản, bạn cần chuẩn bị 1 mâm cúng Phật, 1 mâm cúng gia tiên và cần lau dọn bàn thờ cẩn thận, tránh gây đổ vỡ đồ vật. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là tấm lòng thành kính của gia chủ.

5.1. Mâm cỗ cúng Phật

Một mâm cỗ cúng Phật đầy đủ thường gồm: hoa quả, chè xôi, các món món canh, món xào. Ngày nay, người cúng có thể thêm vào mâm cỗ món chè trôi nước với ý nghĩa cả năm trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Đặc biệt, mâm cỗ này nên có đủ màu sắc, tượng trưng cho Ngũ hành.

5.2. Mâm cỗ cúng gia tiên

Bên cạnh mâm cúng Phật, mâm cỗ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng thường gồm 4 bát và 6 dĩa.

  • 4 bát gồm: ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.

  • 6 dĩa gồm: thịt gà/ thịt lợn, giò/ chả, nem thính/ đĩa xào, dưa muối, xôi/ bánh chưng và bát nước chấm.

Theo phong tục truyền thống, người Việt thường chọn giờ cúng rằm tháng Giêng từ 10 giờ sáng trở đi.

Xem thêm: Học Ngay Cách Nấu Chè Ngũ Sắc Bắt Mắt Cúng Gia Tiên, Rằm Tháng Giêng, Đầy Tháng.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

5.3. Lưu ý khi thắp hương cúng Tết Nguyên Tiêu

Khi thắp hương, người ta thường thắp số hương lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, bạn có thể thắp 1, 3, 5, 7, 9 nén hương trên mỗi bát hương. Chú ý khi thắp hương cần ăn mặc chỉnh tề, không mang quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm...

Khi khấn cần phải nói liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng, chân thành với các vị phật, thần linh và tổ tiên.

6. Một số câu hỏi liên quan

6.1. Rằm tháng Giêng 2024 rơi vào ngày nào?

Tết Nguyên Tiêu 2024 sẽ rơi vào Thứ bảy ngày 24 tháng 2 dương lịch (nhằm vào ngày 15 tháng 01 năm 2024 âm lịch).

Tết Nguyên Tiêu 2024 nhằm ngày 24/2
Tết Nguyên Tiêu 2024 nhằm ngày 24/2

6.2. Điểm khác biệt giữa Tết Nguyên Tiêu của người Hoa và người Việt

Tết Nguyên Tiêu du nhập vào Việt Nam vào thời kỳ Bắc thuộc. Do sự ảnh hưởng bởi phong tục tập quán Việt Nam nên ngày này có sự khác biệt với Tết Nguyên Tiêu của Trung Quốc.

Đối với cộng đồng người Hoa thì đây là ngày lễ hoa đăng, thả đèn lồng cầu nguyện năm mới bình an. Còn với các Phật tử khác thì thường sẽ viếng chùa lễ Phật, tham gia tụng kinh dược sư trong suốt tháng Giêng với mong muốn phước báo an lành trước thềm năm mới.

Thả đèn lồng trong Tết Nguyên Tiêu
Thả đèn lồng trong Tết Nguyên Tiêu

6.3. Ăn gì vào rằm tháng Giêng để gặp may mắn?

  • Theo phong tục Trung Quốc, mọi người sẽ ăn bánh trôi, bánh táo đỏ, yến mạch, há cảo vào ngày này để cầu mong sức khỏe, suôn sẻ trong cuộc sống.

  • Ở Việt Nam, người dân thường ăn bánh trôi, bánh ú, xôi gấc, gà luộc, bánh chưng, mâm cỗ cúng Rằm.

Ăn bánh trôi vào Tết Nguyên Tiêu
Ăn bánh trôi vào Tết Nguyên Tiêu
  • Đối với người Hàn Quốc, họ sẽ ăn Ogokbap: cơm từ 5 loại ngũ cốc và Yaksin: thức ăn ngọt làm từ gạo nếp và rượu gạo ướp lạnh.

  • Tại Nhật Bản, họ sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng Tết Nguyên Tiêu để cầu chúc vụ mùa bội thu.

6.4. Ngày tết Nguyên Tiêu nên làm và kiêng kị điều gì?

Trong ngày rằm tháng Giêng, bạn cần chuẩn bị một mâm cỗ cúng Phật và mâm cỗ cúng gia tiên. Đồng thời, một số hoạt động nên làm để gặp may mắn là lên chùa thắp hương lễ Phật, đóng góp công ích, phóng sinh, thả đèn hoa đăng,...

Sau khi tìm hiểu rằm tháng Giêng là Tết gì và biết được tầm quan trọng của nó, bạn cần chú ý kiêng kỵ một số điều dưới đây:

  • Chuẩn bị mâm cỗ cúng kỹ lưỡng, không bày trái cây giả, đầu lợn hay món chay giả mặn.

  • Tránh để thùng gạo cạn, vì như vậy thì quanh năm sẽ đói kém.

  • Kiêng câu cá, tránh những ngày trăng tròn sẽ đem đến điềm xui rủi.

  • Kiêng không nói tục hay chửi bậy.

Sau khi tìm hiểu rằm tháng Giêng là Tết gì, ta biết được đây cũng là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt. Vì vậy, bạn đừng quên chuẩn bị một mâm cúng thịnh soạn và cùng gia đình đi chùa cầu một năm mới bình an, may mắn.