1. Tìm hiểu về lợi ích to lớn của chân gà với sức khỏe
Chân gà nướng sa tế là món ăn vặt được mệnh danh là “tuyệt hảo đường phố” trong mùa đông này. Khi tiết trời bắt đầu se lạnh các quán hàng đồ nướng bắt đầu lên ngôi. Cùng với đó một số dân tình cũng sục soi học cách làm chân gà nướng sa tế ngay tại nhà để đảm bảo an toàn, sạch sẽ. Ngoài việc món ăn này cực kỳ đưa miệng, chân gà nuống còn mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe:
Theo nghiên cứu, trong chân gà có rất nhiều Protein và canxi. Dạng Protein trong chân gà lại chứa lượng collagen vô cùng cao nên nó có công dụng như:
-
Collagen có trong chân gà giúp làn da được khỏe hơn, chống lão hóa tốt hơn.
-
Giúp giảm đau xương khớp, hỗ trợ chữa lành các chấn thương về xương, cơ.
-
Chân gà giúp ổn định đường huyết, tăng cường sức khỏe cho tim mạch
-
Chân gà có lợi cho hệ tiêu hóa
-
Các khoáng chất khách trong chân gà có khả năng cải thiện hệ miễn dịch
-
Tốt cho nướu.
2. Mẹo chọn mua chân gà đảm bảo tươi ngon, an toàn
Trước khi học cách làm chân gà nướng sa tế bạn cần phải biết cách lựa chọn mua chân gà sao cho đảm bảo tươi ngon, tránh mua phải gà bị bệnh, bị bơm nước. Dưới đây là một số mẹo hay giúp bạn có thể mua được nguồn chân gà chuẩn “xịn” như sau:
-
Quan sát ngón chân: Chúng ta dễ thấy chân gà đang tươi ngon thường sẽ có 4 ngón cong cùng hướng vào trong. Ngược lại, đối với những chân gà đã bị ngâm nước thì các ngón có xu hướng xòe tách nhau ra.
-
Tránh mua những loại chân gà có xuất hiện máu tụ, nổi cục u sần, rất dễ dính vào con gà bị bệnh. Ngoài ra, những chân có vẻ ngoài căng bóng quá mức, kích thước chân đều nhau cũng rất dễ đã bị bơm nước.
-
Nhấn mạnh vào lớp da thì cảm nhận được da căng mướt, có sự đàn hồi tốt là chân gà tươi. Da chân gà tươi cũng sẽ có màu trắng hồng tự nhiên sờ vào không có cảm giác ẩm ướt hay bị nhớt.
3. Cách làm chân gà nướng sa tế với nồi chiên không dầu đơn giản
Chân gà nướng sa tế là món ăn không quá phức tạp hay cầu kỳ. Thế nhưng để có được một đĩa chân gà nướng chuẩn bị thơm ngon như ngoài hàng thì cần trải qua một số công đoạn sau:
3.1. Nguyên liệu cần có cho món chân gà nướng sa tế
Cách làm chân gà nướng sa tế với nồi chiên không dầu chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu đơn giản bao gồm:
-
Chân gà: 500 gr
-
Sa tế: 4 muỗng canh
-
Tỏi, hành tím, sả băm nhỏ
-
Muối: 1/2 muỗng canh
-
Dầu hào: 2 muỗng canh
-
Mật ong: 1 muỗng canh
-
Ớt bột
-
Chanh, dấm,...
3.2. Các bước sơ chế chân gà
Trong cách làm chân gà nướng sa tế thì việc sơ chế chân gà là bước vô cùng quan trọng. Nếu không biết cách khử mùi hôi của chân gà thì thành phẩm rất dễ thất bại. Các bước sơ chế và khử mùi chân gà như sau:
-
Bước 1: Khi mua chân gà về, bạn cần phải lột bỏ hết bao da vàng ngoài cùng của nó. Sau đó, hãy dùng dao chặt bỏ các móng gà.
-
Bước 2: Hòa chung hỗn hợp giấm ăn và muối trắng để rửa sạch chân gà. Rửa lại vài lần với nước sạch và để ráo thì đảm bảo phần chân gà sẽ được khử mùi hôi được hoàn toàn.
-
Bước 3: Cách làm chân gà nướng sa tế có thể được thấm đều gia vị đó là sau khi làm sạch bạn phải chẻ đôi chân gà ra theo chiều dọc nhưng tránh làm đứt lớp da bên ngoài.
-
Bước 4: Bắc lên bếp một nồi nước với lượng vừa đủ để ngập phần chân gà. Thêm vào đó vài lát gừng, hành khô đã đạp dập và vài củ sả đập dập. Khi nồi nước sôi, cho chân gà vào luộc sơ trong vòng 1,5 đến 2 phút.
-
Bước 5: Vớt gà ra cho ngay vào chậu nước đá, cách làm chân gà nướng sa tế này nhằm mục đích giữ độ giòn cho lớp da phía ngoài. Sau đó, vớt phần chân ra để ráo hoặc dùng khăn thấm thật khô.
Mẹo hay: Bạn cũng có thể thể rửa gà bằng nước chanh pha muối hay ngâm chân gà với nước muối gừng loãng. Nếu bạn áp dụng cách làm chân gà nướng sa tế này với chân gà đông lạnh thì nên xả kỹ nhiều lần mới nước sạch sau đó mới tiến hành khử mùi hôi của nó.Lưu ý: Bạn cũng có thể thể rửa gà bằng nước chanh pha muối hay ngâm chân gà với nước muối gừng loãng. Nếu bạn áp dụng cách làm chân gà nướng sa tế sử dụng nguyên liệu là chân gà đông lạnh thì nên xả kỹ nhiều lần mới nước sạch sau đó mới tiến hành khử mùi hôi của nó.
3.3. Ướp chân gà
Một số bạn thắc mắc rằng vì sao dù đã chuẩn bị đúng các nguyên liệu cũng như đọc kỹ cách làm chân gà nướng sa tế đầy đủ nhưng đĩa chân gà tự làm vẫn không đậm vị được như ngoài quán? Bí quyết nằm ở cách ướp gia vị:
-
Bước 1: Làm sạch tỏi, hành tím và sả và băm nhuyễn.
-
Bước 2: Làm nước sốt ướp gà với sa tế, dầu hào, tương ớt, mật ong, dầu ăn, muối, bớt bột. Các gia vị gia giảm tùy vào khẩu vị và sở thích ăn cay của mỗi người.
-
Bước 3: Cho chân gà vào hỗn hợp nước sốt, sau đó bóp nhẹ nhàng để gia vị thấm được đủ các mặt của chân gà. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín và ướp trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
3.4. Nướng chân gà sa tế bằng nồi chiên không dầu
Nếu như có thể nướng bằng than củi thì quả thật không còn gì bằng. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải lo lắng bởi nướng bằng nồi chiên không dầu cũng không làm giảm như sự “cuốn hút” của món chân gà nướng sa tế.
Bạn hãy cài đặt mức nhiệt độ là 200 độ C trong vòng 10 phút nướng trong lượt đầu tiên. Sau đó trở chân gà và nướng thêm 10 phút ở nhiệt độ 180 độ. Cách làm chân gà nướng sa tế này vừa đảm bảo chân gà chín đều 2 mặt mà không bị quá khô.
3.5. Thành phẩm
Đĩa chân gà nướng sa tế thơm lừng cả căn nhà khiến ai cũng phải mê mệt. Chân gà sẽ có màu vàng nâu cánh gián vô cùng bắt mắt, phần da bên ngoài giòn rụm, bên trong vẫn giữ được vị ngọt và ngậy. Bạn có thể trang trí thêm cho đĩa chân gà ít lá xà lách, rau thơm, dưa leo và chuẩn bị bát nước chấm chua cay mặn ngọt sẽ tăng thêm sức hấp dẫn cho “đĩa mồi”.
Như vậy, với cách làm chân gà nướng sa tế trên đây, bạn có thể dễ dàng tạo nên món ăn lai dai ngày đông về. Chúc bạn thực hiện thành công!