Cách làm chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon lạ miệng, ăn hoài không ngán

Vũ Ngọc Linh
Không chỉ là món ăn thông thường, chân giò hầm thuốc bắc được ví như bài thuốc vừa ngon, vừa bổ. Áp dụng ngay cách làm chân giò hầm thuốc bắc cũng tương đối đơn giản để trổ tài chiêu đãi cả gia đình.
Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn truyền thống được yêu thích rộng rãi
Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn truyền thống được yêu thích rộng rãi

1. Chân giò hầm thuốc bắc - Món ăn dinh dưỡng bồi bổ sức khỏe

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng giá trị dinh dưỡng trong chân giò hầm vô cùng dồi dào, cụ thể:

  • Chân giò có thể cung cấp cho cơ thể lượng chất béo, protein, canxi, sắt và các loại vitamin khác.
  • Phần chân giò cung cấp cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng ổn định, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và quá trình trao đổi chất trở nên hiệu quả hơn.

  • Phần thuốc bắc mang đến lợi ích về tiêu hóa, dạ dày và tăng cường sự hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Hơn hết, phần nguyên liệu này còn có công dụng lưu thông máu, bổ huyết và cải thiện trí nhớ não bộ.

Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, phù hợp với nhiều đối tượng
Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, phù hợp với nhiều đối tượng

2. Cách làm chân giò hầm thuốc bắc chuẩn vị

Cách làm chân giò hầm thuốc bắc không quá phức tạp. Tuy nhiên, để đạt hương vị chuẩn, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dưới đây:

2.1. Nguyên liệu để làm chân giò hầm

  • 300gr phần thịt chân giò heo

  • 100gr thuốc bắc

  • 50gr hạt sen, bạch quả, củ năng

  • 1-2 củ hành tím,

  • Ngò rí, lá quế

  • 1-2 lít nước dừa tươi

  • Gia vị

Khi chuẩn bị nguyên liệu, bạn cần phải quan tâm đến quá trình lựa chọn một phần chân giò đảm bảo độ tươi ngon:

  • Chân giò nên chọn phần chân phía trước

  • Thịt chân giò cần đảm bảo có màu hồng tươi, không có dấu hiệu của việc ôi thiu. Phần da và thịt chân giò đảm bảo săn chắc, không nên chọn những chiếc chân giò có mùi hôi lạ hay có dấu hiệu chảy dịch.

Đối với món chân giò hầm thuốc bắc, nguyên liệu cần phải chuẩn bị khá đa dạng. Thiếu bất kỳ một nguyên liệu nào cũng đủ để món ăn không chuẩn vị. Vì thế bạn cần phải thật sự chú trọng trong quá trình này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm chân giò hầm thuốc bắc này khá đa dạng và phức tạp
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm chân giò hầm thuốc bắc này khá đa dạng và phức tạp

2.2. Sơ chế nguyên liệu

  • Phần thịt sau khi mua về cần phải rửa sạch với nước muối. Phần lông trên da cần phải được loại bỏ kỹ càng. Đối với phần chân giò nguyên tảng, bạn cần phải chú ý làm sạch phần móng chân để đảm bảo mùi hôi được loại bỏ. Đối với chân giò chưa lọc, bạn nên chặt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó, bạn tiến hành luộc sơ qua chân giò cùng hành, gừng để loại bỏ bụi bẩn và mùi hôi. Sau đó rửa lại chân giò 1 lần nữa với nước sạch và để ráo. Đối với chân giò lọc xương, bạn tiến hành hầm cả miếng.
  • Ướp chân giò cùng một chút muối, tiêu, bột ngọt trong vòng 15 phút để gia vị được ngấm.
  • Phần thuốc bắc được rửa sạch qua với nước để loại bỏ bụi bẩn

  • Phần hạt sen nên được ngâm trong nước từ 4-5 tiếng để đảm bảo độ nở nhất định

2.3. Hầm chân giò thuốc bắc

Mặc công đoạn chuẩn bị nguyên liệu khá phức tạp nhưng quá trình hầm chân giò thuốc bắc lại vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Cho tất cả các nguyên liệu từ thịt chân giò, thuốc bắc, hạt sen vào nồi hầm, thêm nước dừa tươi sao cho ngập phần thịt.

  • Thêm vào nồi hầm một thìa cà phê bột nêm, 1/2 thìa cà phê muối và bột ngọt.

  • Tiến hành hầm chân giò trong vòng 20 phút và kiểm tra lần 1. Nếu bạn thấy chân giò đã cạn nước thì cần đổ thêm nước dừa tươi.

  • Tiến hành hầm chân giò thêm 15-20 phút nữa để đảm bảo các nguyên liệu được chín mềm. Ở bước cuối cùng, bạn nêm nếm vừa ăn theo sở thích và thói quen của gia đình mình.

Chân giò sau khi được hầm trong thời gian dài sẽ có màu nâu vàng đẹp mắt và độ óng nhất định từ phần bì. Món ăn này được ăn kèm một chút ngò rí và lá quế để tăng thêm hương vị thơm ngon.

Cách làm chân giò hầm thuốc bắc tuy đơn giản nhưng cũng cần phải tuân thủ và lưu ý đến một vài yếu tố
Cách làm chân giò hầm thuốc bắc tuy đơn giản nhưng cũng cần phải tuân thủ và lưu ý đến một vài yếu tố

3. Lưu ý khi ăn chân giò hầm thuốc bắc

Không ai có thể phủ nhận rằng chân giò hầm thuốc bắc là một trong những món ăn thật sự hấp dẫn. Mặc dù là món ăn được ví như thuốc bổ, nhưng ăn chân giò hầm thuốc bắc cũng cần phải lưu ý một số vấn đề để đảm bảo tận dụng tối đa được lợi ích và phòng ngừa các tác dụng không mong muốn:

  • Chân giò hầm thuốc bắc cung cấp hàm lượng chất béo và cholesterol tương đối cao. Đó là lý do những người gặp vấn đề về cân nặng, béo phì hay huyết áp cao cần phải kiểm soát khẩu phần ăn chặt chẽ với món ăn này.

  • Chân giò hầm thuốc bắc nên được bổ sung thêm nhiều loại rau củ quả như cà rốt, củ cải,...để cân bằng và cung cấp thêm lượng vitamin dồi dào.

  • Theo nghiên cứu, chân giò hầm thuốc bắc chỉ nên được bổ sung vào thực đơn từ 1-2 bữa mỗi tuần. Bổ sung quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không đáng có cho sức khỏe.

  • Để duy trì sức khỏe bền vững, khi ăn chân giò hầm thuốc bắc, bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng và tập luyện tổng thể.

Chân giò hầm thuốc bắc mang hương thơm đặc trưng. Chân giò được hầm kỹ, thịt mềm thấm vị đậm đà, không bị bở nát. Cách làm chân giò hầm thuốc bắc cũng không quá phức tạp, chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có ngay món ăn bổ dưỡng, phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là người mới ốm dậy hay trẻ suy dinh dưỡng.