Cách làm giả cầy miền Bắc siêu thơm ngon đổi vị cho bữa cơm gia đình

Cao Thanh Xuân
Thịt giả cầy là một trong những món ăn vừa thơm, đậm đà ăn cùng cơm trắng rất ngon. Tham khảo cách làm giả cầy miền Bắc để đổi vị cho bữa cơm gia đình.

1. Chọn nguyên liệu để làm giả cầy

Thông thường, để nấu món giả cầy người ta thường sử dụng một số loại thịt như: Thịt ở phần chân giò lợn, thịt gà, thịt vịt,... ngoài nguyên liệu chính thì các loại gia vị không thể thiếu để làm món này là riềng, mẻ, mắm tôm. Trong đó, sử dụng chân giò lợn là phổ biến hơn cả.

Bạn có thể mua chân giò tại bất cứ cửa hàng thịt nào, nhưng để mua được phần giò lợn ngon thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là hướng dẫn chọn mua chân giò tươi ngon giúp tăng hương vị cho món giả cầy mà bạn chế biến:

  • Chọn loại chân giò: Chân giò được chia làm 2 loại, chân giò trước và sau. Chân giò trước thường được chọn làm giả cầy nhiều hơn bởi vì chân giò sau nhiều mỡ và dễ bị ngấy. Đồng thời, chân giò trước thịt mỏng, có nhiều gân và thịt mềm ngọt hơn.
  • Độ tươi của chân giò: Nên chọn mua phần thịt có màu hồng tươi, vết cắt mới và khô, phần thịt không bị hôi hay tanh, cũng như không có các hạt lạ trên bề mặt phần thịt.
  • Thịt có độ đàn hồi, khi ấn nhẹ tay vào và thịt trở về như ban đầu. Ưu tiên chọn các phần thịt rắn chắc, thớ thịt đều nhau.

Theo cách làm giả cầy truyền thống, ngoài phần thịt chân giò ra thì còn có 2 loại gia vị không thể thiếu đó là mẻ và mắm tôm.

  • Về mẻ dùng để nấu giả cầy, bạn có thể dùng mẻ đã có sẵn ở nhà, hoặc bạn có thể mua ở các cửa hàng bán thực phẩm khô ở chợ. Phần mẻ ngon thì sẽ có màu tươi sáng, cơm mẻ nhuyễn, mềm và có mùi chua dịu nhẹ.
  • Về phần mắm tôm, loại mắm tôm ngon sẽ có màu sẫm giống sim tím, khi ngửi sẽ thấy mùi hơi nồng, không có vị tanh.
Cách chọn nguyên liệu để làm giả cầy
Cách chọn nguyên liệu để làm giả cầy

2. Hướng dẫn cách sơ chế chân giò

Hiện nay, các quầy bán thịt lợn đa số đều chế biến sẵn phần thịt chân giò lợn để thực hiện cách làm giả cầy bằng chân giò. Nếu trong trường hợp bạn lỡ mua chân giò chưa qua sơ chế, thì có thể tham khảo các bước sơ chế dưới đây.

  • Chân giò sau khi mua về, đem khò cho đến khi lớp da vàng đều, nhằm mục đích để thui hết phần lông trên bề mặt.
  • Cho phần chân giò vừa khò vào một cái chậu nước, chà cho đến khi phần bề mặt da heo sạch, không còn các vết đen bám lại.
  • Chặt chân giò heo thành từng miếng vừa ăn, sau đó đem trụng qua nước sôi chừng khoảng 3 phút, sau đó rửa lại với nước lạnh, rồi để ráo.

Mẹo nhỏ: Ngoài việc trụng qua nước sôi để khử mùi hôi, thì bạn có thể sử dụng chanh hoặc giấm, hoặc muối hột để chà xát lên bề mặt phần chân giò.

Cách sơ chế chân giò
Cách sơ chế chân giò

3. Hướng dẫn cách nấu chân giò giả cầy kiểu miền Bắc

Cách nấu chân giò giả cầy của người miền Bắc cực kỳ ngon. Món ăn được làm từ những nguyên liệu dễ tìm, gia vị quen thuộc đã có sẵn trong nhà bếp. Chỉ với những thao tác đơn giản là bạn có ngay món giả cầy thơm ngon chiêu đãi gia đình rồi.

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu 

  • Chân giò: 2 cái
  • Củ riềng: 1 củ
  • Mắm tôm: 2 thìa
  • Mẻ: 2 thìa
  • Bột nghệ: 1 thìa
  • Sả: 3 cây
  • Hành khô: 1 củ
  • Gia vị: Nước mắm, đường, bột ngọt, hạt nêm, muối….
  • Dụng cụ: Máy xay
Chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện cách làm giả cầy
Chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện cách làm giả cầy

3.2. Cách nấu chân giò giả cầy ngon

Bước 1: Sơ chế chân giò và các nguyên liệu khác

Sơ chế chân giò:

  • Chân giò sau khi mua về, đem rửa với nước sạch, dùng một ít muối hột sát đều và rửa lại thật sạch.
  • Đem chân giò lên bếp ga hoặc bếp than thui cháy phần lông còn sót lại, thui cho phần chân giò thịt hơi cháy xém lại là được. Khi thui dùng lửa to để giúp da heo thơm hơn và lúc nấu giả cầy sẽ giòn ngon hơn.
  • Chân giò khi thui xong cạo bỏ bớt phần cháy, rửa lại với nước cho sạch rồi chặt thành từng miếng vừa ăn.
Sơ chế chân giò và các nguyên liệu khác
Sơ chế chân giò và các nguyên liệu khác

Sơ chế riềng:

  • Riềng đem rửa sạch, rồi thái lát. Sả bỏ bớt các phần vỏ già, rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ. Hành khô băm nhỏ.
  • Cho riềng và xả vào máy xay, xay nhỏ.
Xay nhỏ xã và riềng
Xay nhỏ xã và riềng

Bước 2: Ướp chân giò giả cầy

Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào (chân giò, riềng, sả, mẻ, mắm tôm, bột nghệ), và nêm vào 1 thìa canh nước mắm, trộn thật đều và ướp trong khoảng 1 - 2 tiếng.

Ướp chân giò
Ướp chân giò

Bước 3: Cách nấu giả cầy

  • Đặt nồi lên bếp, dùng ít mỡ lợn hoặc dầu ăn, phi thơm hành khô băm (cho ít nếu không sẽ làm mất đi vị của riềng mẻ).
  • Cho phần thịt chân giò đã ướp vào, đảo đều cho đến khi thịt chân giò săn lại.
  • Khi chân giò săn lại thì cho nước xâm xấp vào nồi và đun với lửa nhỏ.
  • Nấu cho đến khi phần nước cạn gần hết, khi thấy phần thịt chân giò đã chín mềm thì nêm nếm lại cho vừa với khẩu vị của gia đình mình.
  • Nấu tiếp cho đến khi nước sốt hơi sền sệt lại thì có thể tắt bếp.
Tiến hành nấu giả cầy
Tiến hành nấu giả cầy

3.3. Thành phẩm chân giò giả cầy

Cách làm giả cầy miền Bắc tuy đơn giản, nhưng lại cực kỳ hấp dẫn, cho ra một món ăn ngon xuất sắc. Thịt chân giò khi ăn vào có mùi thơm thơm từ riềng, mẻ, mắm tôm, chân giò thì lại mềm, da có độ giòn giòn là đạt chuẩn.

Mẹo nhỏ: Sẽ ngon ăn khi ăn chân giò giả cầy với rau mùi tàu, rau ngổ, húng quế, tía tô, rau răm, lá mơ lông… Món này ăn với cơm trắng vào những ngày mát trời rất hao cơm.

Cách làm giả cầy bằng chân giò hoàn thành
Cách làm giả cầy bằng chân giò hoàn thành

Là món ngon có hương vị độc đáo lại kích thích vị giác, giò heo giả cầy nên được nhiều người yêu thích. Không những thế, cách làm chân giò giả cầy lại không quá phức tạp. Chỉ mất khoảng 40 phút thực hiện, bạn đã có thể tạo nên món ăn hấp dẫn đổi vị cho cả gia đình. Chúc các bạn thực hiện thành công!