Cách làm mắm tôm chấm bún đậu cho cả gia đình, ngon khó cưỡng, ăn một lần là mê

Cách làm mắm tôm chấm bún đậu tại nhà tưởng chừng như khó thực hiện, nhưng lại vô cùng đơn giản. Lưu ngay công thức bí truyền dưới đây, bạn sẽ có bữa ăn đổi gió cực cuốn cho cả gia đình.

1. Cách làm mắm tôm chấm bún đậu truyền thống

Bún đậu mắm tôm là món ăn dân dã nhưng rất dễ "gây nghiện". Một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới vị ngon của món ăn là cách pha chế mắm tôm.

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Trước khi thực hiện cách làm mắm tôm chấm bún đậu, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu chu đáo. Cụ thể là:

  • Dầu ăn: 03 muỗng. Bạn nên dùng dầu ăn của các thương hiệu uy tín và chưa qua sử dụng.

  • Tỏi và sả: Mỗi loại khoảng 01 nhánh băm nhuyễn.

  • Mắm tôm: Khoảng 2-3 muỗng. Bạn nên mua mắm tôm ở các cơ sở uy tín và còn hạn sử dụng. Mắm tôm có mùi thơm đặc trưng, màu như sim chín.

  • Đường cát trắng: 05 thìa.

  • Chanh: Nửa quả chanh hoặc 01 quả quất vắt lấy nước cốt và bỏ hạt.

  • Mì chính: 01 muỗng cà phê.

  • Ớt tươi băm nhuyễn: 01 quả nhỏ. Tùy theo sở thích ăn cay của từng người mà có thể điều chỉnh phù hợp.

Chuẩn bị nguyên liệu làm mắm tôm chấm bún đậu 
Chuẩn bị nguyên liệu làm mắm tôm chấm bún đậu 

1.2. Cách pha chế

Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, bạn tiến hành pha chế mắm tôm truyền thống như sau:

  • Bước 1: Bắc nồi lên bếp rồi cho vào một chút dầu ăn. Đợi khi dầu sôi, bạn tiếp tục cho thêm tỏi và sả vào phi vàng.

  • Bước 2: Tiếp tục cho thêm mắm tôm, bột ngọt và đường trắng vào nồi.

  • Bước 3: Vặn bếp nhỏ lửa cho đến khi mắm tôm sôi hẳn thì tắt bếp.

  • Bước 4: Lấy thìa múc mắm tôm ra từng bát nhỏ. Bạn nên cho mắm tôm vào mỗi bát vừa đủ một người ăn để tránh lãng phí.

  • Bước 5: Thêm nước cốt chanh và ớt tươi vừa chuẩn bị vào bát mắm tôm. Khi đó, bạn đã có thành phẩm là bát mắm tôm thơm ngon.

Mắm tôm sau khi pha chế có vị ngon đặc trưng 
Mắm tôm sau khi pha chế có vị ngon đặc trưng 

2. Cách làm mắm tôm chấm bún đậu với rượu trắng

Từ cách làm mắm tôm chấm bún đậu truyền thống, bạn có thể cải tiến bằng cách kết hợp với rượu trắng. Công thức này vừa giúp khử mùi nồng, vừa giúp tăng thêm vị ngon cho mắm tôm.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Mắm tôm: Bạn nên mua loại mắm tôm mới sản xuất và có nguồn gốc rõ ràng. Tùy theo số người ăn, lượng mắm tôm dùng để pha chế sẽ được điều chỉnh phù hợp

  • Rượu trắng: 02 muỗng cà phê.

  • Đường trắng: 04 muỗng.

  • Hành tím, tỏi: Mỗi loại khoảng 01 muỗng băm nhuyễn.

  • Ớt tươi: 01 muỗng cà phê băm nhuyễn

  • Bột ngọt: 02 muỗng cà phê.

  • Dầu ăn: 05 muỗng.

  • Chanh hoặc quất tươi: 01 quả vắt lấy nước cốt.

2.2. Cách pha 

Khi đã có thành phẩm chất lượng, bạn cần thực hiện đúng cách làm mắm tôm chấm bún đậu với rượu trắng. Quy trình pha chế như sau:

  • Bước 1: Đổ mắm tôm ra chén, cho thêm rượu trắng và bột ngọt rồi khuấy đều.

  • Bước 2: Bắc chảo lên bếp rồi cho thêm một chút dầu ăn.

  • Bước 3: Phi thơm hành và tỏi trong dầu nóng cho tới khi chín vàng đều.

  • Bước 4: Tiếp tục cho mắm tôm vào trong chảo rồi đảo đều với hành và tỏi.

  • Bước 5: Chờ khi mắm tôm nguội bớt thì múc ra từng chén nhỏ. Tùy theo khẩu vị của từng người mà thêm nước cốt chanh và ớt tươi cho phù hợp.

Thưởng thức mắm tôm chấm bún đậu được pha chế với rượu trắng 
Thưởng thức mắm tôm chấm bún đậu được pha chế với rượu trắng 

3. Cách làm mắm tôm chấm bún đậu với hạt tương

Nếu bạn muốn cải tiến công thức làm mắm tôm chấm bún đậu thì hãy kết hợp với hạt tương. Nguyên liệu cần chuẩn bị và cách pha chế rất đơn giản.

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Khi chọn nguyên liệu làm mắm tôm, bạn cần xét các tiêu chí "Đầy đủ - Chất lượng - An toàn". Nguyên liệu dùng để pha chế bao gồm:

  • Mắm tôm: Mua loại còn hạn sử dụng và đã được kiểm định về chất lượng.

  • Đậu hũ non: Khoảng 1 miếng dài tương đương 1 gang tay. Bạn nên chọn những miếng đậu hũ mềm, thơm và có màu trắng ngà. Tuyệt đối không mua đậu hũ đã bị biến màu, biến mùi hoặc đậu hũ cứng.

  • Hạt đậu tương: Khoảng 500g.

  • Dầu ăn: 01 muỗng canh.

  • Sả tươi: 02 củ.

  • Các loại gia vị bảo gồm: Bột ngọt, đường mỗi loại khoảng 02 thìa cà phê.

  • Chanh: Nước cốt tắc hoặc chanh tươi đã loại bỏ hạt.

  • Ớt tươi: 02 quả băm nhuyễn.

Cách làm mắm tôm chấm bún đậu với hạt tương
Cách làm mắm tôm chấm bún đậu với hạt tương

3.2. Cách pha chế

Sau khi sơ chế các nguyên liệu, bạn tiến hành pha chế mắm tôm với hạt tương như sau:

  • Bước 1: Xay nhuyễn đậu hũ non và hạt đậu tương.

  • Bước 2: Chao hỗn hợp vừa xảy để tách riêng phần bã với nước.

  • Bước 3: Lấy bã đậu trộn đều với mắm tôm.

  • Bước 4: Nêm nếm thêm các loại gia vị vào bát mắm tôm sao cho vừa miệng.

  • Bước 5: Cho ớt tươi và cốt chanh hoặc tắc vào bát để thưởng thức.

4. Bí quyết làm mắm tôm chấm bún đậu không có mùi

Nước chấm được coi như “linh hồn” của các món ăn. Bởi vậy, khi pha chế mắm tôm chấm bún đậu bạn cần nắm được bí quyết làm mắm không có mùi như sau:

  • Chưng mắm hoặc pha chế mắm cùng rượu trắng, hạt tương.

  • Dùng nước cốt chanh hoặc tắc để khử bớt mùi của mắm tôm.

  • Khi đánh mắm tôm bạn cần đánh nhanh và đều tay. Lớp bọt trắng nổi trên bát mắm tôm trông vừa hấp dẫn vừa khử được mùi nồng.

Mẹo làm mắm tôm chấm bún đậu không có mùi khó chịu
Mẹo làm mắm tôm chấm bún đậu không có mùi khó chịu

5. Cách bảo quản mắm tôm luôn thơm ngon 

Mắm tôm sau khi mua về nếu pha chế không hết thì cần bảo quản chu đáo. Mẹo giúp mắm tôm luôn thơm ngon như sau:

  • Lọ/chai mắm tôm cần được đậy nắp chặt.

  • Để mắm tôm ở nơi khô ráo, tránh nơi mặt trời chiếu trực tiếp hoặc có độ ẩm cao.

  • Tuyệt đối không để mắm tôm trong tủ lạnh vì mùi sẽ lan tỏa khắp không gian trong tủ.

  • Nên dùng hết mắm tôm sau khi mở nắp từ 15-20 ngày.

Cách làm mắm tôm chấm bún đậu vừa gợi ý trên đây không chỉ ngon mà rất dễ thực hiện. Chắc chắn với món ăn “đổi bữa” này sẽ giúp bạn và gia đình cảm thấy ngon miệng hơn.