1. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm nước sốt
Cách làm nước sốt thái chân gà này được ưa chuộng bởi tận dụng các nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong mỗi gia đình. Bạn cần phải chuẩn bị:
-
20g ớt bột
-
1/2 củ tỏi
-
3 củ hành tím
-
3 quả ớt, 3 quả tắc
-
Me
-
Tương ớt, nước mắm, đường, muối tôm
-
Dầu ăn
Các loại nguyên liệu cần phải đảm bảo chất lượng, không bị hỏng. Riêng đối với me, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hộp me có sẵn bán tại các siêu thị.
2. Cách làm nước sốt thái chân gà chuẩn vị
Bản chất cách làm nước sốt thái chân gà không quá khó nhưng công thức này đòi hỏi đầy đủ các nguyên liệu và bạn cần phải tỉ mỉ trong mọi công đoạn.
2.1. Sơ chế nguyên liệu
Nguyên liệu trong công thức này được sơ chế vô cùng cơ bản và đơn giản.
-
Phần hành, tỏi bóc vỏ và được băm hoặc xay nhuyễn
-
Cắt tắc làm đôi, bỏ hạt và lấy phần nước cốt
-
Ớt thái nhỏ
-
Riêng đối với me, bạn ngâm trong chén nước nóng nhỏ để me tan ra. Tiến hành bóp nhẹ và lọc lấy phần nước cốt.
Toàn bộ nguyên liệu cần phải được đảm bảo vệ sinh. Nguyên liệu nên được làm sạch với nước lọc và để ráo nước trước khi cho vào nước sốt.
2.2. Thao tác chế biến nước sốt thái
Cách làm nước sốt thái chân gà có nhiều công đoạn. Bạn cần tỉ mỉ trong từng bước làm, cụ thể:
-
Bước 1: Pha hỗn hợp bao gồm: 5 thìa đường, 5 thìa nước lọc, 4 thìa nước mắm, 2 thìa tương ớt, 20g bột ớt, 2 thìa nước cốt me, 1 thìa muối tôm, 3 thìa nước cốt tắc. Tất cả được cho vào một cái tô và trộn đều để hòa tan vào nhau.
-
Bước 2: Sau khi hỗn hợp tan đều, bạn nếm qua để chắc chắn rằng hương vị phù hợp với sở thích của gia đình. Ở bước này, bạn có thể gia giảm thêm thành phần để cân bằng vị.
-
Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 thìa dầu ăn và đun với lửa vừa. Sau khi dầu ăn nóng già, bạn cho phần hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm.
-
Bước 4: Sau khi tỏi ngả vàng, bạn đổ hỗn hợp đã pha vào khuấy đều với lửa vừa. Khi hỗn hợp lăn tăn sôi, thêm vào một chút bột ớt và ớt tươi.
-
Bước 5: Hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.
Lưu ý: Nước sốt sử dụng cho chân gà càng đậm đặc càng tốt. Để làm được điều này, bạn có thể thêm một chút bột năng hòa tan vào phần sốt khi chế biến.
Để có thể sử dụng để trộn chân gà, bạn cần phải đợi cho hỗn hợp nguội hoàn toàn. Tuân thủ từng bước thực hiện chắc chắn sẽ giúp bạn thành công trong việc hoàn thành công thức này.
3. Lưu ý khi sử dụng nước sốt thái
Sốt thái có vị cay nổi bật từ ớt bột và phần ớt tươi băm nhuyễn. Vì thế, loại nước sốt này chưa chắc đã phù hợp với những người có vấn đề về dạ dày.
-
Nước sốt thái cần phải được điều chỉnh độ cay để không ảnh hưởng đến việc dạ dày và hệ tiêu hóa.
-
Nước sốt thái được tạo nên từ nhiều nguyên liệu khác nhau nên không phù hợp với những người có bụng dạ nhạy cảm.
-
Đối với trẻ nhỏ chưa có sự hoàn thiện hoàn toàn về các cơ quan, loại nước sốt này cũng nên được hạn chế.
-
Nước sốt cần phải có thời gian để ngấm vào chân gà. Bạn cần phải chờ tối thiểu từ 3-4 tiếng đề món ăn đạt chuẩn.
Ngoài được sử dụng cho chân gà, phần nước sốt thái còn phù hợp với các món hải sản hấp dẫn. Ứng dụng của món nước sốt này vô cùng rộng rãi.
4. Lưu ý khi bảo quản sốt thái
Phần nước sốt dính một chút tạp chất có thể tạo điều kiện cho ẩm mốc và vi khuẩn phát triển. Vì vậy, phần sốt thái không dùng hết nên được bảo quản ở trong lọ thủy tinh có nắp kín để đậy. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản nước sốt là khoảng 10 độ C. Việc bảo quản trong tủ lạnh có thể khiến nước sốt đông đặc hơn bình thường. Do đó khi sử dụng, bạn có thể lấy một phần vừa đủ và quay lại với lò vi sóng trong vòng 30 giây.
Nếu được bảo quản đúng cách và tuân thủ cách làm nước sốt thái chân gà này, phần sốt sẽ được bảo quản trong vòng một tháng. Bạn không nên bảo quản quá lâu bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến hương vị sốt cũng như tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe.
Cách làm nước sốt thái chân gà đơn giản trên đây sẽ mang đến cho bạn một món ăn vặt thơm ngon khó cưỡng. Nếu đã quá với món chân gà ngâm sả tắc thông thường thì bạn có thể áp dụng công thức trên đây để thay đổi hương vị cho món ăn.