Vợ đảm vào bếp học cách làm bánh ít trần mềm dẻo chuẩn vị Huế chiêu đãi cả gia đình
Bánh ít trần là là tinh hoa của ẩm thực Huế. Cách làm bánh ít trần tuy đơn giản nhưng lại đem đến món ăn ngọt dịu, bùi bùi, ai ăn cũng phải mê mẩn.
Hướng dẫn cách làm bánh ít trần nhân tôm thịt cực dẻo, mềm, nóng hổi khiến người người người nhà nhà tấm tắc khen ngon đây. Vợ hiền, dâu thảo nhanh tay bỏ túi cách làm bánh ít trần nhân tôm thịt dưới đây:
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Để làm bánh ít trần tôm thịt thì bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
Bột nếp (200gr)
Bột gạo (25gr)
Bột bắp (25gr)
Đậu xanh (1 bát)
Thịt băm (300gr)
Tôm (100gr)
Mộc nhĩ (100gr)
Tôm khô (25gr)
Nước cốt dừa (200ml)
Sữa tươi không đường (25ml)
1 ít hành tím, hành lá, tỏi, ớt
1 ít các gia vị khác như: đường, muối, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, tiêu
Đối với bất kỳ món ăn nào muốn ngon thì nguyên liệu chính là linh hồn của món ăn. Nguyên liệu có ngon, có tươi thì thì món ăn mới ngon mới hấp dẫn được như ý được. Dưới đây là hướng dẫn chọn mua nguyên liệu tươi ngon để làm bánh ít trần chuẩn vị Huế:
Mẹo chọn mua tôm tươi ngon
Bạn nên chọn những con tôm có vỏ trong suốt không tanh, hôi. Tránh chọn mua tôm có đốm đen hoặc màu sắc không đều.
Không nên chọn tôm có thân chảy nhớt, cong thành hình tròn.
Bạn nên chọn những con tôm có đuôi xếp sát vào nhau. Ngược lại nếu đuôi tôm xòe ra thì chứng tỏ tôm đã được tiêm hóa chất hoặc tiêm nước.
Không mua tôm đã bị đen chân và rời rạc không còn gắn chặt vào thân tôm.
Mẹo mua thịt tươi mới
Khi mua thịt lợn, bạn chỉ nên chọn lượng thịt nạc và mỡ cân đối. Nếu thịt quá nạc thì nhân bánh sẽ bị khô còn mỡ quá nhiều thì khi ăn dễ bị ngán.
Chọn những miếng thịt có lớp vỏ ngoài khô, màu đỏ nhạt hoặc hồng tươi. Khi ấn bằng tay, thịt có cảm giác chắc và đàn hồi.
Không nên mua thịt có màu đục, có mùi hôi, mềm, chảy nước vì đó là thịt lợn cũ.
Đối với bánh ít trần, bạn nên chọn thịt rồi bảo người bán xay sẵn cho luôn để làm nhanh hơn. Tránh mua thịt xay sẵn không đảm bảo chất lượng.
2. Các bước làm bánh ít trần nhân tôm thịt
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Đầu tiên bóc vỏ 100gr tôm rồi lấy chỉ tôm ra sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 3 phút rồi rửa sạch, băm nhuyễn.
Lấy 1 chén đậu xanh và ngâm trong nước khoảng 4-6 tiếng cho mềm, sau đó gạn hết nước ra rửa lại với nước rồi để cho ráo.
Ngâm 100gr mộc nhĩ khoảng 30 phút với nước cho nở ra rồi băm nhuyễn.
Bước 2: Sên đậu xanh cho nhuyễn
Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi, thêm nước sâm sấp bề mặt đậu rồi bạn tiến hành đảo đậu xanh trong nồi cho đến khi đậu xanh chín mềm ra thì tắt bếp.
Lưu ý: Khi sên đậu xanh bạn hãy đảo liên tục để tránh đậu xanh khét dưới đáy nồi.
Bước 3: Làm phần nhân bánh
Cho 1 ít dầu ăn vào chảo và đun nóng dầu lên
Sau đó cho 300gr thịt băm, 100gr tôm băm, 100gr mộc nhĩ băm nhuyễn vào xào lên.
Nêm thêm 2 muỗng cafe bột nêm, 2 muỗng cafe bột ngọt, 1 muỗng cafe đường và 1 ít tiêu và đảo đều (bạn có thể tăng giảm gia vị cho hợp với khẩu vị gia đình mình).
Xào đến khi thấy nguyên liệu trong nồi hơi săn nhẹ thì cho thêm đậu xanh đã sên trước đó vào.
Tiếp tục bạn cho vào chảo 25gr tôm khô cùng với 1 ít đường và muối, sau đó đảo rồi đảo đều cho đến khi tất cả các nguyên liệu chín hết thì tắt bếp.
Bước 4: Trộn và nhồi bột để làm phần vỏ bánh
Cho vào tô 200gr bột nếp, 25gr bột bắp, 25gr bột gạo, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường cùng với 200ml nước cốt dừa, 20ml sữa tươi không đường.
Nhồi bột thật đều tay cho đến khi nào cảm thấy bột đã dẻo mịn và không có cảm giác bị dính tay nữa là được.
Mẹo nhỏ: Nếu bạn thấy bột khô thì thêm ít sữa tươi vào còn nếu thấy bột còn nhão thì bạn thêm bột nếp.
Bước 5: Nặn bánh
Ước lượng chia bột thành nhiều phần bằng nhau.
Lấy từng phần đặt vào lòng bàn tay vo tròn lại rồi ấn dẹt ra, sau đó bạn cho phần nhân vào giữa và gói lại. Tiếp tục vo tròn lại. Lặp lại thao tác này cho đến khi hết phần bột đã chuẩn bị.
Mẹo nhỏ: Trong quá trình nặn bánh thực hiện nhẹ tay để tránh vỏ không bị rách và tràn phần nhân bánh ra ngoài.
Bước 6: Hấp bánh ít trần
Thoa một lớp dầu mỏng lên bề mặt bánh trước khi hấp để bánh không bị dính.
Tiến hành hấp bánh trong khoảng 15 phút
Mẹo nhỏ: Để nhận biết bánh đã chín hay chưa thì hãy quan sát phần vỏ bánh. Nếu thấy vỏ bánh chuyển sang trắng trong tức là bánh đã chín.
3. Yêu cầu thành phẩm bánh ít trần nhân tôm thịt
Bánh ít trần nhân thịt đạt chuẩn nếu lớp vỏ bánh mềm dai, phần nhân bên trong thơm phức đậm đà. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị của sự hòa quyện tinh tế của tôm, thịt cùng các loại rau củ. Thêm vào đó là sự cay cay của ớt, béo bùi của đậu xanh khiến ai ăn cũng phải khen ngợi.
Với món bánh ít trần nhân tôm thịt này rất thích hợp ăn cùng với một ít nước mắm tỏi ớt tự làm chắc chắn sẽ tạo nên sự kết hợp ngon khó cưỡng.
Trên đây là cách làm bánh ít trần siêu ngon tại nhà. Chỉ với vài bước bạn đã có 1 đĩa bánh ít trần dẻo, mềm, nóng hổi chiêu đãi cả nhà. Hy vọng với những hướng dẫn trên bạn có thể thực hiện thành công món bánh này. Đừng quên theo dõi chuyên mục ẩm thực của Nhanh3s để biết tấu bữa cơm gia đình đa dạng và hấp dẫn hơn từng ngày.