Cách làm nước cốt dừa ăn chè không chỉ giúp hương vị món ăn được nâng tầm. Đây còn là nguyên liệu vô cùng giàu dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, 100g nước cốt dừa có thể cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, cụ thể:
5g protein, 57g chất béo, 5g chất xơ
Khoáng chất nổi bật như sắt, folate, magie, đồng, kali, mangan,...
Vitamin C, vitamin A
Nhờ đó, nước cốt dừa có thể giúp sức khoẻ cải thiện một vài vấn đề:
Tăng cường hệ miễn dịch: Axit lauric và axit capric trong nước cốt dừa có đặc tính kháng khuẩn cao. Khi hấp thụ vào cơ thể, các thành phần này chuyển hoá thành các chất chống lại virus và vi khuẩn. Hệ miễn dịch vì thế mà được cải thiện và củng cố.
Ngăn ngừa bệnh nguy hiểm: Hàm lượng axit lauric có trong nước cốt dừa vô cùng lớn, đây là nguồn năng lượng tốt cho cơ thể. Thay vì chất béo nguồn gốc động vật thì chất béo từ nước cốt dừa có lợi hơn cho sức khỏe. Nhờ đó, các bệnh lý nguy hiểm được giảm thiểu.
Cải thiện xương khớp: Mặc dù không có chứa nhiều canxi như các thực phẩm nổi bật khác như trứng, sữa nhưng nước cốt dừa lại cung cấp thêm cả photpho. Đây là thành phần giúp xương chắc khỏe. Cùng với đó, lượng selen có thể giảm các triệu chứng viêm.
Làm đẹp: Với đặc tính giữ ẩm, nước cốt dừa có thể giúp làn da cải thiện đáng kể khi không bị bong tróc, viêm da. Da có tốc độ phục hồi được cải thiện và giảm thiểu lão hoá.
Cách làm nước cốt dừa ăn chè vô cùng đơn giản. Vì thế, nguyên liệu cũng không có gì cầu kỳ. Bạn chỉ cần chuẩn bị:
2 quả dừa tươi
500ml nước lọc
Lá dứa
1 thìa muối, 1 thìa bột năng
Dụng cụ: Rây lọc, nồi nấu.
Khi lựa chọn dừa, bạn cần lưu ý một vài tiêu chí sau:
Bạn nên ưu tiên lựa chọn trái dừa khô già, nặng tay để cùi dừa chất lượng. Như vậy, bạn có thể làm ra được nhiều nước cốt và độ béo sẽ đảm bảo.
Không nên chọn những quả dừa quá non bởi cùi của chúng chưa đủ già để làm nước cốt. Làm nước cốt dừa bằng cùi non không đạt hương vị chuẩn như mong muốn.
Chỉ cần làm theo hướng dẫn, bạn chắc chắn sẽ thực hiện thành công trong cách làm nước cốt dừa ăn chè ngon bất bại.
Đây là công đoạn khá quan trọng trong cách làm nước cốt dừa ăn chè. Sau khi lựa chọn được quả dừa ưng ý, bạn sơ chế dừa theo các bước sau:
Bước 1: Sử dụng găng tay để vỏ dừa không cứa vào da. Dùng dao chặt đầu quả dừa để lấy toàn bộ nước dừa ra ngoài.
Bước 2: Sau khi lấy hết nước, bạn dùng dao chặt đôi quả dừa. Tiếp theo, bạn hơ dừa trên lửa hoặc quay dừa trong lò vi sóng trong khoảng 10 phút. Đây chính là bí quyết để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tách cùi ra khỏi vỏ.
Bước 3: Dùng dao lách vào phần giữa cùi dừa và vỏ và tách dần ra. Cùi dừa sau khi tách ra ngoài thì lấy nạo để bỏ hoàn toàn vỏ nâu bên ngoài.
Công đoạn sơ chế dừa tốn khá nhiều thời gian và công sức. Đây cũng là bước đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận để không bị thương.
Sau khi tách vỏ, cùi dừa sẽ bị bám bụi bẩn trên đó. Bạn nên rửa sạch lại cùi dừa với nước để tiến hành làm bước tiếp theo:
Bước 1: Để ráo cùi dừa sau khi rửa. Sau đó, bạn nạo dừa thành từng sợi nhỏ.
Bước 2: Bắc một nồi nhỏ lên bếp, cho vào khoảng 500ml nước lọc và nước dừa tươi lấy ra lúc nãy. Đun sôi hỗn hợp rồi chờ cho đến khi nước dừa nguội.
Bước 3: Cho dừa và hỗn hợp nước vừa rồi vào máy xay nhuyễn. Bạn xay cho đến khi toàn bộ cùi dừa không còn thành mảng là được.
Mẹo nhỏ: Cùi dừa tương đối cứng. Do đó, khi xay bạn nên chia thành từng mẻ nhỏ. Việc này giúp bảo vệ máy xay và hỗn hợp dễ nhuyễn hơn. Đồng thời, bạn cần điều chỉnh lượng nước sao cho cùi dừa không bị quá đặc.
3.3. Nấu nước cốt dừa
Đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thành cách làm nước cốt dừa ăn chè béo ngậy. Cách nấu nước cốt dừa như sau:
Bước 1: Sau khi xay nhuyễn cùi dừa, bạn lọc toàn bộ hỗn hợp qua rây hoặc miếng vải sạch để loại bỏ phần xác cùi và lấy nước cốt.
Bước 2: Bắc nồi lên bếp, đổ nước cốt dừa vào cùng lá dứa và đun nóng.
Bước 3: Thêm vào 1/2 thìa muối, 1 thìa bột năng khuấy đều để đạt độ sánh mịn.
Chỉ với 3 bước, bạn có thể làm xong mẻ nước cốt dừa thơm ngon. Bạn đợi nồi nước cốt dừa nguội rồi múc vào hũ thuỷ tinh để bảo quản và dùng dần.
Cách làm nước cốt dừa thành công khi thành phẩm có độ đặc sánh mịn vừa phải, không bị tách nước. Khi thưởng thức có vị ngọt, béo ngậy của dừa và vị thơm của lá dứa.
Sau khi chế biến, nước cốt dừa có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 1-2 tuần. Cách bảo quản như sau:
Trước khi dùng lọ để đựng nước cốt dừa, bạn cần phải rửa sạch lọ và chần qua nước nóng để khử trùng. Lọ thuỷ tinh cần phải đảm bảo độ khô hoàn toàn, không lẫn tạp chất bởi chúng có thể khiến nước cốt nhanh hỏng.
Bạn có thể chia nước cốt dừa ra thành từng gói nhỏ và cấp đông. Cấp đông có thể kéo dài quá trình sử dụng lên từ 1-2 tháng. Khi muốn sử dụng, bạn chỉ cần bỏ ra và quay nóng với lò vi sóng là được.
Vô cùng nhanh chóng và đơn giản, bỏ túi cách làm nước cốt dừa ăn chè giúp bạn có thể tự tay làm loại nước cốt sánh mịn, thơm ngon. Hãy bắt tay vào bếp làm ngay hôm nay!
Link nội dung: https://nhanh3s.com/cach-lam-nuoc-cot-dua-an-che-sanh-min-thom-ngon-va-nhung-meo-can-bo-tui-ngay-a729.html