Cách nấu chè cốm đậu xanh thơm dẻo, ngọt bùi, không thể thiếu mỗi khi Thu về
Lưu ngay cách nấu chè cốm đậu xanh vừa đơn giản, dễ nấu với các nguyên liệu dễ tìm lại vừa thơm lừng, tươi mát, bồi bổ sức khỏe cho gia đình.
Cốm là món ăn quen thuộc của người Hà Nội mỗi độ thu về. Với cách nấu chè cốm đậu xanh chi tiết, các thành viên trong gia đình bạn sẽ có thêm một món tráng miệng thơm ngon, bổ dưỡng để bổ sung thêm vào thực đơn phong phú của mình.
1. Cốm - Thức quà mùa Thu Hà Nội
Cốm là món ăn đặc sản đặc trưng của vùng Bắc Bộ, đặc biệt là Hà Nội. Nổi tiếng nhất về loại ẩm thực này phải kể đến là cốm làng Vòng. Cốm được chế biến từ nguyên liệu chính là lúa nếp non. Người ta sẽ dùng nếp cái hoa vàng với từng hạt tròn mẩy, căng bóng để làm thành nếp.
Hàng năm mỗi độ thu về, người dân Hà Nội lại thấy được khung cảnh bình yên của những gánh cốm trên vai các bà, các mẹ đi qua từng con phố, len lỏi từng con hẻm nhỏ. Cảnh tượng này rất đậm nét truyền thống, vô cùng thân thuộc và đặc trưng của truyền thống văn hóa Hà Nội. Thưởng thức cốm ngon thôi chưa đủ, người ta còn thưởng thức sự tinh túy, đơn giản nhưng thanh tao của di sản ẩm thực Việt Nam.
2. Lợi ích khi ăn chè cốm đậu xanh
Trước khi đến với cách nấu chè cốm đậu xanh, bạn hãy tìm hiểu xem ăn loại chè này có tác dụng gì cho sức khỏe. Chè cốm đậu xanh có hai thành phần chính gồm cốm và đậu xanh. Mỗi loại nguyên liệu sẽ mang đến một công dụng khác nhau.
Cốm được làm từ nếp nên có nhiều lợi ích vượt trội:
Tốt cho bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp: Các dưỡng chất trong cốm xanh như chất xơ cùng khoáng chất khác có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch như bệnh mạch vành, mỡ máu, xơ vữa động mạch.
Cải thiện hệ tiêu hóa: Các chất xơ trong cốm xanh hỗ trợ cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, kích thích vi khuẩn có lợi phát triển, tăng cường các hoạt động của hệ tiêu hóa.
Hỗ trợ xương chất khỏe: Canxi trong cốm xanh là dưỡng chất quan trọng giúp răng và xương khỏe mạnh, hỗ trợ tăng chiều cao. Trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển nên ăn cốm để nhận được nhiều lợi ích.
Trong khi đó, đậu xanh lại có giá trị dinh dưỡng cao đem lại nhiều công dụng tốt:
Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể phát triển ổn định: Các chất lipid, protid, glucid, canxi, photpho, sắt, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin PP cùng nhiều chất khác giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, ngăn chặn quá trình lão hóa.
Có ích cho hệ tiêu hóa: Chất xơ và chất kháng tinh bột trong đậu xanh có ích cho lợi khuẩn đường ruột, tăng khả năng miễn dịch đường ruột, ngăn chặn nguy cơ bị ung thư ruột già.
Tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi: Bà bầu ăn đậu xanh sẽ cung cấp cho thai nhi chất folate, sắt, chất xơ, protein giúp bé phát triển ổn định, giảm táo bón ở thai phụ.
Phòng ngừa các bệnh mãn tính: Những chất chống oxy hóa lành mạnh trong đậu xanh như axit caffeic, flavonoid, axit phenolic, axit cinnamic… giúp trung hòa gốc tự do, giảm phát triển tế bào ung thư ở dạ dày, phổi, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, viêm mạn tính.
Ngừa bệnh tim mạch: Lượng cholesterol xấu sẽ được giảm thiểu khi ăn đậu xanh, từ đó giảm nguy cơ gây bệnh tim.
Giảm huyết áp: Chất đạm trong đậu xanh có tác dụng ức chế enzyme làm tăng huyết áp, từ đó ổn định huyết áp một cách tự nhiên.
Giảm lượng đường huyết: Hàm lượng chất đạm và chất xơ cao trong đậu xanh giúp làm chậm quá trình đường được giải phóng vào máu, giảm lượng đường huyết, thúc đẩy insulin hoạt động hiệu quả.
Giúp tim khỏe mạnh: Hàm lượng vitamin B phức hợp và chất kháng viêm trong thành phần đậu xanh giúp các mạch máu được tăng cường sức khỏe. Ăn đậu xanh còn có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và mức triglyceride, tốt cho sức khỏe của tim.
Khi kết hợp hai loại nguyên liệu cốm và đậu xanh chế biến thành chè, món tráng miệng này trở thành món ăn bổ dưỡng, ngon miệng, tốt cho sức khỏe. Ăn chè cốm đậu xanh đúng cách, bạn sẽ có một sức khỏe tốt, một cơ thể dẻo dai.
3. Hướng dẫn cách nấu chè cốm đậu xanh chi tiết
Chè cốm có hương vị thơm ngon, màu xanh mướt mắt, thích hợp làm món tráng miệng cho mọi mùa trong năm. Bạn hãy thực hiện hướng dẫn cách nấu chè cốm đậu xanh để có món ăn ngon chiêu đãi gia đình.
3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để làm được món chè cốm đậu xanh, bạn cần chuẩn bị:
200g cốm dẹp;
150g đậu xanh cà vỏ;
3 muỗng canh bột năng;
250g đường phèn.
Điều quan trọng nhất để cách nấu chè cốm đậu xanh được thành công chính là khâu lựa chọn nguyên liệu. Trước hết, bạn hãy học cách chọn được loại cốm ngon nấu chè.
Cách để chọn mua cốm chất lượng như sau:
Hạt có màu sắc tươi sáng, trông chắc chắn, mỏng, dẹt, không quá dày.
Mùi thơm thoang thoảng đặc trưng giống mùi lúa non, ăn thử thì cảm nhận được vị ngọt thanh, độ dẻo dai, bùi bùi tự nhiên.
Không mua cốm có màu xanh đậm vì đây có thể là cốm đã qua nhuộm phẩm màu.
Tránh tuyệt đối mua cốm bị chảy nhớt, ẩm mốc, có mùi lạ vì đó là cốm đã để quá lâu, không nên ăn.
Bí quyết để chọn mua đậu xanh ngon nấu chè:
Chọn hạt đậu xanh đã được cà vỏ, màu vàng tươi, sáng bóng, kích thước các hạt tương đồng nhau, không quá to hay quá nhỏ.
Kiểm tra độ mẩy của hạt đậu bằng cách dùng ngón tay bấm vào hạt, nếu thấy hạt giòn, dễ vỡ nhưng khi vỡ không tạo nhiều vụn nhỏ thì đó là hạt đậu ngon.
Chọn loại có mùi thơm thoảng nhẹ, đặc trưng, không mua đậu bị ẩm mốc, có mùi lạ.
Không chọn đậu bị xỉn màu, có nốt đen, hạt to nhỏ không tương đồng nhau.
Tránh xa loại đậu xanh bị mối mọt hoặc có nhiều sạn.
Chọn mua cốm, đậu xanh nói riêng và các nguyên liệu khác nói chung đều cần bạn đến cửa hàng uy tín, siêu thị. Những địa chỉ này sẽ giúp bạn sở hữu sản phẩm chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bạn hãy thực hiện theo chi tiết cách nấu chè cốm đậu xanh từng bước sau đây để có được món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đãi sạch cốm dẹp để loại bỏ hạt bị lép, hỏng.
Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 6 tiếng để hạt đậu mềm.
Trộn 3 muỗng canh bột năng với 3 muỗng canh nước, khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa tan vào nhau.
Bước 2: Hấp đậu xanh và giã nhuyễn
Đặt xửng lên bếp hấp, đổ 200ml nước ở ngăn dưới, rải đều đậu xanh đã được ngâm vào ngăn trên, đậy nắp, hấp trong 20 phút trên lửa vừa.
Khi đậu xanh đã chín mềm thì tắt bếp.
Cho đậu ra cối, dùng chày giã nhuyễn.
Trộn đều đậu xanh giã nhuyễn cùng cốm dẹp.
Bước 3: Nấu nước đường
Đun 1 lít nước trên lửa lớn, đến khi nước sôi lăn tăn thì cho 250g đường phèn vào, vặn lửa vừa, nấu tiếp 5 phút.
Đợi cho tan đường thì đổ từ từ bột năng đã pha nước vào, nấu thêm 7 phút đến khi thấy sôi lên thì nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp. Lưu ý khi đổ bột năng, bạn cần đổ từ từ, khuấy liên tục để chè không bị vón cục đến khi đạt độ đặc sánh mong muốn.
3.3. Thành phẩm
Cho chè ra ly hoặc bát, đổ một ít nước đường cùng bột năng vừa nấu và hỗn hợp cốm đậu xanh vào, khuấy đều lên rồi thưởng thức. Nếu thực hiện cách nấu chè cốm đậu xanh thành công, bạn sẽ có một món chè rất hấp dẫn. Mùi thơm thoang thoảng lan tỏa từ cốm, vị dẻo dai hòa quyện với đậu xanh bùi bùi khiến cho món tráng miệng càng thêm cuốn hút. Điểm đặc biệt của chè là độ ngọt thanh, không bị quá gắt nên ngay cả người khó tính nhất cũng sẽ cảm thấy hài lòng khi nếm thử.
4. Bảo quản chè cốm đậu xanh đúng cách
Chè cốm đậu xanh nên được ăn trong ngày để vị ngon được giữ nguyên. Tuy nhiên, nếu ăn không hết, bạn có thể chuẩn bị một chiếc hộp kín, cho hỗn hợp cốm và đậu xanh vào, đậy nắp. Đối với phần nước đường, bạn hãy cho vào một chiếc hộp khác có nắp đậy kín. Cuối cùng, bạn cho cả hai hộp vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
5. Ăn chè cốm đậu xanh nhiều có béo không?
Trong khi 100g đậu xanh có chứa 347 calo thì 100g cốm tươi sẽ cung cấp khoảng 400 calo. Chính vì thế, món chè cốm đậu xanh sẽ mang đến cho cơ thể một lượng calo khá cao, bạn dễ có nguy cơ tăng cân nếu ăn không đúng liều lượng.
Thời điểm ăn chè cũng quyết định nhiều đến trọng lượng cơ thể. Bạn không nên ăn chè cốm đậu xanh vào buổi chiều hoặc buổi tối bởi cơ thể sẽ tiếp nhận một lượng calo lớn mà không thể tiêu hao được. Tốt nhất, bạn hãy ăn một chén chè vào buổi sáng hoặc vào bữa phụ trước 18 giờ để kiểm soát cân nặng.
6. Ai nên và không nên ăn chè cốm đậu xanh?
Nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng nên chè cốm đậu xanh mang đến sức khỏe tốt cho những người đang mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, phụ nữ đang trong giai đoạn lão hóa da… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiêu thụ món ăn này. Theo đó, những đối tượng dưới đây nên hạn chế ăn chè cốm đậu xanh để đảm bảo sức khỏe ổn định:
Người đang bị đói bụng: Đậu xanh có tính hàn, ăn chè vào lúc bụng đói sẽ gây lạnh bụng và tổn hại đường tiêu hóa. Trước khi ăn, bạn nên uống một ly nước ấm hoặc ăn nhẹ món gì đó.
Bệnh nhân đang dùng thuốc Đông y: Đặc tính của đậu xanh là giải độc nên có thể hóa giải dược liệu trong thuốc.
Người đang bị bệnh về đường tiêu hóa: Dù có ích cho sức khỏe của hệ tiêu hóa nhưng đậu xanh lại không tốt cho bệnh nhân có hệ tiêu hóa kém. Các chất xơ trong món chè này có thể khiến bạn chướng bụng, khó tiêu.
Người có tay chân lạnh: Những người thể hàn với sinh lực yếu, tay chân lạnh, đi ngoài phân lỏng khi ăn nhiều chè cốm đậu xanh sẽ dễ bị tiêu chảy, đau cơ khớp, mất nước, bệnh tình thêm trầm trọng.
Trẻ em và người lớn tuổi: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong chè khá cao, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa chưa vững mạnh khiến đường ruột không tiêu hóa kém, dễ gây đau bụng, đi ngoài. Vì thế, hai đối tượng này không nên ăn quá nhiều chè.
7. Cần lưu ý gì khi ăn chè cốm đậu xanh?
Biết được cách nấu chè cốm đậu xanh thôi chưa đủ mà bạn còn cần nắm được những điều cần lưu ý khi ăn:
Nên ăn vào buổi sáng để tránh bị tăng cân.
Cốm dễ bị hỏng khi để lâu nên bạn chỉ mua một lượng vừa đủ để nấu chè, không nên mua dự trữ.
Không nên ăn chè thường xuyên, chỉ nên ăn từ 1 đến 2 lần mỗi tuần để tránh gây tăng cân và mất cân bằng dinh dưỡng. Bạn cần ăn đầy đủ các loại thực phẩm để cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Chè cốm đậu xanh có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, hương vị lại hết sức ngon miệng. Đảm bảo sau khi thực hiện thành công cách nấu chè cốm đậu xanh, gia đình bạn sẽ có một món ăn tráng miệng vừa béo ngậy, vừa thơm, thanh mát lại thêm khỏe mạnh đấy!