Ẩm Thực

Cách làm nước sốt hủ tiếu khô hương vị thân quen rất đáng để thử

Vũ Ngọc Linh

Cách làm nước sốt hủ tiếu khô dưới đây mang đến nét riêng cùng sự đậm đà, thơm ngon. Tuân thủ các bước dưới đây sẽ cho ra đời một loại sốt thần thánh, từ người già đến trẻ nhỏ ăn một lần là nhớ mãi.

Cách làm nước sốt hủ tiếu khô được nhiều người tìm hiểu để chế biến món ăn hấp dẫn

1. Có nên tự làm nước sốt hủ tiếu khô tại nhà?

Cách làm nước sốt hủ tiếu khô được nhiều người tìm kiếm để tự thực hiện ngay tại nhà bởi:

  • Tự làm nước sốt giúp bạn hiểu rõ thành phần của món ăn. Cùng với đó, bạn có thể học cách kiểm soát, điều chỉnh hương vị phù hợp với gia đình của mình.

  • Tự làm phần nước sốt giúp kiểm soát chặt chẽ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn không cần phải đau đầu về những nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

  • Tự làm nước sốt tại nhà tiết kiệm được khoản chi phí tương đối so với việc ăn bên ngoài. Đây cũng là sự lựa chọn của những người thích không gian riêng tư, không lê la quán xá.

Cách làm nước sốt hủ tiếu khô không tốn của bạn quá nhiều thời gian nhưng lại mang về nhiều lợi ích đáng để cân nhắc

2. Cách làm nước sốt hủ tiếu khô ngon

Dù bạn là đầu bếp tại gia, đầu bếp chuyên nghiệp hay những tay mơ mới tham gia vào chuyện bếp núc thì cách làm nước sốt hủ tiếu khô dưới đây ai cũng nên thử một lần trong đời.

2.1. Nguyên liệu để làm nước sốt hủ tiếu

Cách làm nước sốt hủ tiếu khô đơn giản. Do đó, công đoạn chuẩn bị nguyên liệu cũng được tối giản hơn. Thành phần tạo nên nước sốt hủ tiếu khô đều là những nguyên liệu quen thuộc mà bất kỳ gia đình nào cũng có trong tủ bếp:

  • 5 tép tỏi

  • 1 củ hành tím

  • 1 thìa xì dầu, 2 thìa đường, 1 thìa dấm, dầu hào, dầu mè

  • Bột năng

Nguyên liệu làm nước sốt hủ tiếu khá đơn giản và có sẵn ở mọi căn bếp

2.2. Cách bước làm nước sốt hủ tiếu khô

Trong cách làm nước sốt hủ tiếu khô, bạn cần phải chú trọng hơn vào việc chế biến sao cho đạt tỉ lệ hài hòa nhất, cụ thể:

  • Bước 1: Tỏi và hành tím bóc vỏ, sau đó băm nhuyễn.

  • Bước 2: Cho 2 thìa nước tương, 1/2 thìa xì dầu, 1/2 thìa dầu hào, 2 thìa đường, 2 thìa giấm vào 1 âu to sau đó tiến hành khuấy đều sao cho mọi nguyên liệu hòa quyện với nhau.

  • Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho vào đó 2 thìa dầu ăn. Sau khi dầu ăn nóng già, cho tỏi và hành vào phi thơm cho đến khi chúng có màu vàng đẹp mắt. Đổ phần nước sốt vừa khuấy vào và đun sôi trong khoảng 2-3 phút.

Mẹo hay: Để phần nước sốt có độ sánh bắt mắt, bạn thêm vào đó một chút bột năng hòa tan. Khuấy đều để phần bột không bị vón cục.

Cách làm nước sốt hủ tiếu khô chỉ mất khoảng 5-10 phút. Loại nước sốt này có thể sử dụng với nhiều loại mì khác nhau tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn.

Sốt hủ tiếu được coi là linh hồn của món ăn, quyết định đến hương vị cuối cùng

2.3. Lưu ý trong cách bảo quản phần sốt hủ tiếu

Việc kiểm soát lượng sốt nấu ra tương đối khó, đó cũng là lý do bạn cần phải trang bị các lưu ý liên quan đến cách bảo quản :

  • Nhiệt độ bảo quản: Sốt được bảo quản tốt nhất ở khoảng nhiệt độ từ 7-8 độ C. Bạn có thể bảo quản sốt trong ngăn mát tủ lạnh để chắc rằng vi khuẩn, tạp chất không bị rơi vào sốt hủ tiếu.

  • Dụng cụ bảo quản: Sốt hủ tiếu nên được bảo quản ở hộp thủy tinh có nắp kín. Hộp thủy tinh cần phải được rửa sạch, khử trùng bằng nước sôi và để ráo nước.

  • Thời gian bảo quản: Sốt hủ tiếu sau khi nấu có thể được bảo quản từ 1-2 tháng tùy vào điều kiện thời tiết và quá trình sử dụng. Khi muốn lấy sốt từ trong lọ, bạn phải đổi đũa để đảm bảo chất lượng cho phần còn lại. Lần sau khi muốn sử dụng sốt hủ tiếu, bạn chỉ cần lấy một phần nhỏ và quay với lò vi sóng.

Cách làm nước sốt hủ tiếu khô này đảm bảo chuẩn vị đến 99%. Sẽ chẳng có gì ý nghĩa hơn khi tự tay bạn vào bếp nấu cho gia đình món ăn hấp dẫn với sốt hủ tiếu khô để đổi bữa cho cả gia đình.